Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015
Nhà vua tuy còn tồn lại và đứng đầu cơ quan hành pháp, nhưng chính
phủ phải chịu sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội. Vua “trị vì mà không cai trị”.
Quý tộc phong kiến từ nay phải thừa nhận quyền lợi củatư sản và quý tộc mới.
Thông qua Quốc hội, giai cấp tư sản và quý tộc mới hướng chính
quyền vào việc phục vụ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (như bãi bỏ chế độ
kiểm duyệt báo chí vào năm 1695, ban hành một đạo luật năm 1701, theo đó mọi
quyết định của vua chỉ có giá trị như một văn bản để thực hiện khi có chữ kí
của một bộ trưởng; quy định các bộ trưởng không phải chịu trách nhiệm trước nhà
vua mà trước Quốc hội. Đạo luật còn quy định sau khi Nữ hoàng Ana ở ngôi từ
1702 đến 1714. Ngôi vua nước Anh sẽ thuộc về một người cháu gái của Giêm I khi
đó đang là một công chúa Đức ở Hanôvơ hoặc con của công chúa. Với đạo luật này,
Quốc hội Anh đã gạt bỏ khả năng nắm giữ ngai vàng trong tương lai của con trai
Giêm II (sinh năm 1688). Những đạo luật trên đã mở rộng con đường tư do hoá đời
sống chính trị và đặt nền tảng vững chắc cho các thể chế nhà nước ở Anh theo
chế độ đại nghị tư sản.
Năm 1794, một đạo luật mới được công bố, quy định cứ sau 3 năm lại
tổ chức tuyển cử Hạ viện với nhiệm kì 3 năm. Mặc dù vua có quyền chọn các bộ
trưởng, song thường chọn người của đảng chiếm đa số trong Quốc hội chứ không
theo ý mình. Chế độ đại nghị dần dần được củng cố. Theo đó, nội các chịu trách
nhiệm chung và quyền hạn lớn nhất thuộc về Bộ trưởng thứ nhất (Thủ tướng) – với
tư cách là người đứng đầu cơ quan hành pháp. Các bộ trưởng liên đới chịu trách
nhiệm, có thể bị Hạ viện buộc tội và Thượng viện xét xử.
Đọc
thêm tại: http://kholichsucandai.blogspot.com/2015/07/cuoc-chinh-bien-1688-1689-cua-nuoc-anh.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
học lịch sử
0 nhận xét:
Đăng nhận xét