Những biến đổi trong xả hội Anh trước cách mạng

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015


       Sự phát triển của công trưởng thủ công cũng gặp sự cản trở của những luật lệ phường hội trung đại. Bên cạnh đó, nhà vua còn thưởng xuyên đặt ra loại thuế mới, chiếm độc quyền sản xuất và bán một số hàng, rồi bán độc quyền ấy cho số ít người. Vua Sáclơ I (Charles I) đã ban hành nhiều lệnh cấm có tác dụng xấu trong việc kìm hãm sự phát triển của kinh tếcông thương nghiệp, như cấm xuất khẩu len, tăng mức thuế đánh vào hàng vải Pháp và Hà Lan được nhập khẩu; thậm chí Sáclơ I còn “bắt buộc phải dùng dạ, len dể mặc tang phục và để liệm”

Những biến đổi trong xả hội Anh trước cách mạng

       Như vậy, đến trước cách mạng năm 1642, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển ở Anh. Sự phát triển ấy đã dẫn đến những hiến đổi to lớn trong đời sống chính trị, xã hội và đặt ra yêu cầu cấp thiết là phái đánh đổ chế độ phong kiến hào thủ, lạc hậu, thiết lập một chế độ mới tiến hộ nhằm mở đường cho nền kinh tế tư hàn chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ hơn.ư
     Những biến đổi trong xả hội Anh trước cách mạng
     Sự phân hoá xã hội
     Sự ra đời của tầng lớp quý tộc mới là kết quả của việc phân hoá trong nội bộ quý tộc Anh do hệquả của sự phát triển của quan hộ sản xuất mới trong nông nghiệp. Một số quý tộc địa chủ hạng nhở và vừa kinh doanh ruộng đất theo lối tư bản chủ nghĩa đã thuê nhân công để chăn nuôi cừu, sản xuất nông nghiệp theo cách thức của giai cấp tư sản hay đem ruộng đất cho nhà tư bản nông nghiệp thuê. Họ đã trở thành quỷ tộc tư sản hoá, dược gọi là “quý tộc mới”. Trong thu nhập của họ, địa tô và lợi nhuận từ công thương nghiệp kết hợp với nhau. Một số quý tộc mới cũng xuất thân từ giới công thương nghiệp. Quý tộc mới đã đẩy nhanh quá trình rào đất cướp ruộng, lập đổng cở để thuê nhân công nuôi cừu. c. Mác nhận xét rằng: “biến đồng ruộng thành đồng cỏ”là khẩu hiệu chiến đấu của tầng lớp quý tộc mới. Để làm giàu, nhiều quý tộc mới còn bỏ tiền mở các xưởng sản xuất rượu bia, thuộc da, dệt thảm.
      Quý tộc mới được hưởng những đặc quyền và địa vị xã hội như quý tộc phong kiến, nhưng lại giàu có hơn quý tộc phong kiến. Mặt khác trong quá trình kinh doanh công thương nghiệp, quý tộc mới lại có nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với giai cấp tư sản; bởi lẽ, nhiều người trong số họ còn nấm giữ các chức vụ ở địa phương, có thể dùng đặc quyền và địa vị của mình để chống lại sự can thiệp, những nhiễu của chính phủ và nhà vua. 

Từ khóa tìm kiếm nhiều: lịch sử thế giới cận đại

0 nhận xét:

Đăng nhận xét